CÓ NÊN DÙNG GỖ CÔNG NGHIỆP CHO ĐỒ NỘI THẤT?

16/04/2020 10:36 SA

Đối với không ít người, việc lựa chọn đồ gỗ nội thất là một việc cực kỳ đau đầu, có rất nhiều người mua đồ gỗ nội thất về nhà rồi lại không được ưng ý. Có những đồ gỗ nội thất "nhìn đẹp mặt nhưng khi dùng lại không tốt", mua về một thời gian không lâu thì xuất hiện hỏng hóc.

Trên thị trường đang thông dụng hai loại gỗ nội thất chính là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên được hiểu như gỗ truyền thống hay gỗ đặc. Gỗ tự nhiên thường có độ bền cao theo thời gian, càng sử dụng lâu, sắc gỗ càng lên màu đẹp.  Tuy nhiên, trên thực tế thì gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm nên hầu hết ta đều phải nhập khẩu, dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ cao hơn cho người dùng.

Bên cạnh gỗ tự nhiên thì có nhóm gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công đồ nội thất. Nhờ những đặc tính rất nổi trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, nên gỗ công nghiệp khắc phục các nhược điểm như nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên. Vì những lợi thế đó mà Nhà đã sử dụng gỗ công nghiệp làm vật liệu chính cho các dòng sản phẩm bàn của mình.

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản, đó là: lớp phủ bề mặt và lõi gỗ công nghiệp. Lớp phủ bề mặt là phần bên ngoài tạo nên thẩm mỹ cho lớp bề mặt, chính bởi lớp này làm nên sự đa dạng và phong phú của các loại vân gỗ hay các lớp bề mặt nhất định theo yêu cầu. Ngoài ra, lớp phủ còn có chức năng bảo vệ lõi bên trong, chống xước, chống tác động của môi trường bên ngoài.

 Lõi chính là phần cốt gỗ nằm ở bên trong và là phần chiếm độ dày chính yếu của tấm ván, lớp phủ thường rất mỏng (từ 0,2mm - 1mm). Lõi gỗ công nghiệp có rất nhiều loại lõi và mỗi loại đều mang đặc thù, tính chất khác nhau. Do vậy, tùy vào ứng dụng thực tế của sản phẩm và các tiêu chuẩn nội thất mà chúng ta sẽ lựa chọn loại lõi gỗ phù hợp làm nguyên liệu.

Người ta có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đúng theo nghĩa đen của câu tục ngữ, phần lõi gỗ chính là phần quyết định về chất lượng của một sản phẩm nội thất. Do đó, bài viết này Nhà sẽ tập trung vào những tiêu chí để lựa chọn lõi gỗ phù hợp cho đồ nội thất.

Vậy cùng Nhà đi sâu hơn để biết được đối với loại bàn nào thì sẽ cần dùng gỗ gì cho phù hợp nhé.

  1. Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard

Gỗ công nghiệp MDF được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Người ta xay cây gỗ thành các sợi gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ.

Đối với những thiết kế cần đòi hỏi sự tinh gọn của sản phẩm thì gỗ MDF chính là sự lựa chọn hợp lý. Vì với cấu tạo đặc bên trong nên gỗ MDF có khả năng chịu lực tốt, không bị đàn hồi hay co gót. Chỉ cần miếng gỗ MDF dày 18mm cũng có thể đảm bảo độ chắc chắn cho sản phẩm. Ngoài ra, giá thành của gỗ MDF trên thị trường cũng chỉ bằng một nửa so với giá của gỗ tự nhiên nên có thể cho ra được các sản phẩm chất lượng và phù hợp túi tiền của khách hàng.

Gỗ MDF được chia làm hai loại:

  • Gỗ MDF thường được ưu tiên để gia công các sản phẩm không tiếp xúc quá nhiều với nước như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh...
  • Gỗ MDF lõi xanh có khả năng chịu nước nên được sử dụng cho những nơi có độ ẩm không khí cao hay môi trường ẩm ướt như bàn ăn, tủ bếp.

Hiện tại, Make My Home đang sử dụng loại gỗ MDF chống ẩm (lõi xanh) dày 18mm cho hầu hết sản phẩm bàn để đảm bảo khả năng chịu lực và chống ẩm tốt hơn.

  1. Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MFC cũng giống như MDF. Tuy nhiên, lúc này gỗ được băm nhỏ thành các dăm gỗ chứ không phải là sợi gỗ nên lõi gỗ MFC khi được kết dính sẽ không đặc bằng MDF.

Tuy nhiên, chính nhờ  thành phần cấu tạo từ dăm gỗ nhỏ nên gỗ MFC có khối lượng nhẹ hơn nhiều so với gỗ thật và các dòng gỗ công nghiệp khác. Tiêu chi khối lượng cũng rất cần được chú trọng để chiếc bàn vừa tạo cảm giác vững chắc và người mua hàng có thể dễ dàng tự lắp đặt hoặc di chuyển tùy ý.

Nhà sử dụng dòng gỗ MFC dày 25mm cho dòng bàn học plus bởi vì sản phẩm có kích thước lớn nên cần tính tương quan để đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời, làm tăng độ chắc chắn. Nếu như sử dụng các dòng gỗ khác thì khối lượng một chiếc bàn plus sẽ tăng khoảng gấp rưỡi so với khi dùng gỗ MFC cùng kích thước.

  1. Gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được tạo ra từ nhiều lớp gỗ vát mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau môt cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra 1 tấm ván gỗ hoàn chỉnh có kích thước và độ dày mong muốn. Gỗ Plywood chính là loại gỗ công nghiệp có chất lượng cực kỳ tốt, khả năng chống ẩm và chiu lực cao hơn gỗ MDF và MFC.

Bởi vì được ép từ những lát gỗ tự nhiên nên đường cạnh của gỗ Plywood rất đẹp với những đường ván gỗ song song nhau, chỉ cần thêm một lớp sáp phủ nhẹ lên là có thể bảo vệ được lớp lõi bên trong.

Vì kết cấu dẻo dai và chống thấm nước, gỗ Plywood được ứng dụng nhiều trong các sản  phẩm nội thất cần đạt tính thẩm mỹ cao và được đặt ở môi trường có khả năng tiếp xúc nhiều với nước hoặc độ ẩm cao.

Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ) và giá thành hợp lý. Tuy nhiên cũng xuất hiện trường hợp các loại mẫu mã có cùng chất liệu nhưng chất lượng lại hoàn toàn khác nhau. Đây cũng chính là một trong những lý do mà người dùng khi nghe tư vấn thì rất chắc ăn về sản phẩm mình mua nhưng khi sử dụng thì lại không hề vừa ý. Chính vì vậy, tất cả các sản phẩm Nhà đều được kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng cốt ván như tỷ trọng; sai số độ dày tiêu chuẩn; độ bền uốn tĩnh,... Thông qua những tiêu chí đánh giá đó thì Nhà tin tưởng sử dụng gỗ của hai nhà cung cấp uy tín tại Việt Nam là An Cường Và Mộc Phát.

Các sản phẩm tại viendong.com.vn luôn được lựa chọn kĩ lưỡng về vật liệu, công dụng và thẩm mỹ nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng các sản phẩm tại vien dong design nhé!